EN   VI

Theo dõi biến động chỉ số sản xuất tại các vùng công nghiệp trọng điểm

Một số địa phương có chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm nhiều hoặc tăng thấp so với cùng kỳ, phần lớn do doanh nghiệp chưa có đơn hàng

Chỉ số IIP ngành

Tết Nguyên đán Quý Mão diễn ra trong tháng 1/2023 nên số ngày làm việc ít hơn 8-10 ngày so với tháng trước và cùng kỳ năm trước (Tết Nguyên đán Nhâm Dần diễn ra vào tháng 02/2022).

Chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo tháng 1/2023 giảm 9,1% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 7 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành khai khoáng giảm 4,9%, làm giảm 0,8 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 3,4%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm; riêng ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.

Chỉ số sản xuất tháng 1/2023 của một số ngành trọng điểm cấp II giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước:

Sản xuất phương tiện vận tải khác (mô tô, xe máy) giảm 27,1%; sản xuất xe có động cơ giảm 23,9%; sản xuất trang phục giảm 21%; sản xuất thiết bị điện giảm 19,1%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 17,4%; sản xuất kim loại, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan cùng giảm 14,5%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 13,6%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 12,1%; dệt giảm 11,8%. Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành tăng: Sản xuất đồ uống tăng 17,5%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 5,9%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị tăng 3,8%.

z4205257213184_eab1570ac33fb8eeb463370beed05eb7

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tháng 1/2023 giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước: Khí hóa lỏng LPG giảm 33,3%; xe máy giảm 32,1%; ô tô giảm 31,7%; thép thanh, thép góc giảm 26,2%; đường kính giảm 25,7%; thép cán giảm 25,6%; ti vi giảm 24%; quần áo mặc thường giảm 23,4%; sơn hóa học giảm 14,6%; vải dệt từ sợi tự nhiên giảm 13,6%; xi măng giảm 13,3%; thủy hải sản chế biến và sữa tươi cùng giảm 9,4%.

Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm tăng so với cùng kỳ năm trước: Bia tăng 15,5%; sữa bột tăng 10,8%; nước máy thương phẩm tăng 5,9%; sắt, thép thô tăng 4,3%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 3,7%; xăng dầu tăng 3,1%.

Chỉ số IIP địa phương

Chỉ số IIP tháng 1/2023 so với tháng trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn giảm mạnh là: Vĩnh Long giảm 22,8%; Vĩnh Phúc giảm 28,7%; TP. Hồ Chí Minh giảm 21,4%; Đồng Nai giảm 15,7%; Bình Dương giảm 17,4%; Hà Nội giảm 23,2%; Bà Rịa-Vũng Tàu giảm 13,8%; Hải Dương giảm 20,2%; Quảng Bình giảm 26,5%.

Địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 1/2023 so với cùng kỳ năm trước giảm nhiều hoặc tăng thấp phần lớn do doanh nghiệp chưa có đơn hàng: Quảng Nam giảm 47%; Hà Giang giảm 32%; Sóc Trăng giảm 31%; Vĩnh Long giảm 25,5%; Vĩnh Phúc giảm 19,6%; Tây Ninh giảm 16,7%; TP. Hồ Chí Minh giảm 15,6%; Đồng Nai giảm 14,4%; Nam Định giảm 12,2%; Hòa Bình tăng 0,4%. Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện giảm: Hòa Bình giảm 27,5%; Đồng Nai giảm 14%; Quảng Nam giảm 13,5%; Tây Ninh giảm 7,9%.

Địa phương có chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 01/2023 so với cùng kỳ năm trước tăng là: Tuyên Quang tăng 34,5%; Hậu Giang tăng 10,5%; Phú Yên tăng 8,9%; Kon Tum tăng 7,8%; Nghệ An tăng 7%; Cần Thơ tăng 6,8%; An Giang tăng 6,7%; Điện Biên tăng 5,9%. Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao: Hậu Giang gấp 3,2 lần; Quảng Trị tăng 46,7%; Điện Biên tăng 26,2%; Kon Tum tăng 17,5%; An Giang tăng 15,8%; Bình Thuận tăng 11,4%; Cần Thơ tăng 11,2%; Phú Yên tăng 10,8%.

nguồn: Nhịp Sống Thị Trường

Footer with Social Icons